Có nên để trẻ ngủ với ông bà?
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ trẻ do áp lực cuộc sống đã phó mặc con cái cho người già. Nhưng con cái do người già nuôi dưỡng thực sự không tốt bằng con cái do cha mẹ nuôi dưỡng.
Trẻ ngủ chung với người già ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần
Người già càng lớn tuổi, các chức năng cơ thể càng suy giảm, họ thở thường xuyên hơn và thải ra nhiều carbon dioxide hơn. Trẻ em ở gần người già sẽ buộc phải hấp thụ nhiều carbon dioxide, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Bên cạnh đó, mặc dù người già thường xuyên vệ sinh tắm rửa nhưng cơ thể họ vẫn có mùi đặc trưng. Thực ra, mùi này chính là diacetyl. Da của người già thường thô ráp, mỏng manh, dễ bong tróc nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, bọ phát triển trên lớp bã nhờn ở da. Điều này khiến da của người già có mùi khó chịu tỏa ra tự nhiên.
Người lớn tiếp xúc với những lớp bong tróc da của người già thường không có vấn đề gì. Thế nhưng đối với trẻ nhỏ, da của chúng mỏng manh, sức đề kháng yếu, nếu chẳng may những con bọ, vi khuẩn lây truyền qua da sẽ dễ gây ra hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy.
Ảnh minh họa.
Hơn nữa, ông bà đã lớn tuổi rồi, có nhiều việc không thể phản ứng, không lo liệu được, điều này sẽ dẫn đến tính cách trẻ ngày càng khép kín.
Đồng thời, ngay cả khi mẹ ngủ cùng con cũng không nên để đầu mẹ quá gần với con.
Trẻ sẽ ngoan hơn khi ngủ cùng mẹ
Khi ở trong bụng mẹ, trẻ sẽ có cảm giác gắn kết với mẹ, sau khi sinh ra, trẻ thích được tiếp xúc da kề da với mẹ và tận hưởng tình yêu thương của mẹ.
Những đứa trẻ như vậy sẽ cảm thấy an toàn và không cô đơn. Cảm giác an toàn này đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trẻ rất tự tin và có mối quan hệ tốt với các cá nhân.
Ảnh minh họa. Dù trẻ luôn cần ngủ một mình nhưng đừng làm điều đó quá sớm
Một số bậc cha mẹ thích ngủ cùng con và không chịu buông khi con đã lớn. Một số bậc cha mẹ thì khác, họ yêu cầu con phải tự lập từ rất sớm và cho con tự ngủ khi còn rất nhỏ. Điều này sẽ khiến đứa trẻ bất an, ở độ tuổi vốn dĩ vốn phụ thuộc vào mẹ nhưng lại bị mẹ ép phải xa cách, đứa trẻ sẽ rất sợ hãi.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng có cảm giác phụ thuộc vào người mẹ nhiều hơn, chỉ yên tâm khi ngủ bên cạnh mẹ. Khi trẻ có bất kỳ tình huống bất thường nào như tư thế ngủ không đúng, người mẹ có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời để không xảy ra tai nạn ngạt thở.
Trên thực tế, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc tự lập và ngủ một mình, vì vậy cha mẹ không nên làm tổn thương con mình bằng việc cho con ngủ tự lập quá sớm.
Vì vậy, nếu cha mẹ có khả năng thì nên cố gắng hơn về thời gian và cố gắng đồng hành cùng con nhiều nhất có thể. “3 tuổi riêng giường, 5 tuổi riêng phòng” là lời khuyên của các chuyên gia nuôi dạy con cái đến các bậc phụ huynh có con nhỏ.
-> Họ mới ly hôn được... hai ngàyT. Linh
Tags: trẻ ngủ với ông bà trẻ ngủ cùng bố mẹ trẻ ngủ một mình trẻ tự lập tre ngu voi ong ba tre ngu cung bo me tre ngu mot minh tre tu lap