Bệnh tay chân miệng vào giai đoạn cao điểm

Riêng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ấn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp, cho biết, bệnh tay chân miệng lây lan theo đường tiêu hóa, nguồn lây quan trọng được biết hiện nay là do người lớn mang vi rút ở ngoài về lây cho trẻ em ở nhà mình, do đó, mọi người cần phải đảm bảo ăn chín uống chín; rửa tay thường xuyên bằng xà bông, đặc biệt là rửa tay cho người chăm sóc trẻ, rửa tay cho trẻ mỗi ngày nhiều lần, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn.

Ngoài ra, mọi người cần sát trùng sàn nhà, bàn ghế, dụng cụ, đồ chơi của trẻ, những thứ mà bàn tay của trẻ có thể sờ mó tới… Có một thói quen của người lớn là khi đi làm về hoặc tham gia sinh hoạt ở cộng đồng…về nhà thường không tắm rửa, để nguyên quần áo vội vàng chăm sóc trẻ. Thói quen này có khi chính cha mẹ các bé gieo mầm bệnh cho con cái của mình, vậy hãy tắm rửa sạch sẽ bằng xà bông, thay quần áo sạch trước khi nựng nịu, chăm sóc trẻ.

Phát hiện bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế

Khi phát hiện trẻ có sốt, đau họng, nổi mụn nước, loét lòng bàn tay, bàn chân,... nghi bệnh tay chân miệng, tiến sĩ Ấn khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, tùy tình hình bệnh của trẻ để bác sĩ sẽ cho nhập viện hoặc cho điều trị tại nhà.

Theo bác sĩ Huỳnh Hồng Phúc, bệnh tay chân miệng cũng có những biến chứng nguy hiểm, khi thấy trẻ sốt cao, khó hạ, có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nhiều khả năng trẻ có biến chứng, do đó cần phát hiện sớm cách ly để tránh lây lan, đồng thời bé được theo dõi để bác sĩ tìm ra được biến chứng.

H.N - Nguyễn Hành

Xem thêm :bác sĩ, tiến sĩ, đồng tháp, nguyễn ngọc, bác sĩ chăm sóc điều trị, đa khoa, phòng chống, bệnh viện đa khoa, ngành y tế, thần kinh, điều trị, biến chứng,


Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags: Tám Cùng Chị Em bệnh chân điểm Vào đoán... giải miệng

Tin đọc nhiều nhất