Vụ 13 phụ nữ tử vong sau triệt sản: Nghi do thuốc “bẩn”

“Tôi không phải là thủ phạm. Tôi chỉ là kẻ giơ đầu chịu báng. Bộ phận hành chính phải chịu trách nhiệm cho vụ việc này”, BS Gupta nói với báo giới sau khi bị cảnh sát tạm giữ tối hôm thứ Tư vừa qua.

Gupta cho biết nhân viên y tế phát cho những phụ nữ này thuốc ciprofloxacin, một loại kháng sinh kê đơn thông dụng, và thuốc giảm đau ibuprofen sau khi phẫu thuật được tiến hành tại một căn phòng tạm bợ của một bệnh viện tư chưa từng được sử dụng ở làng Pandari.

13 phụ nữ đã chết và hàng chục người khác phải vào viện. Một số trong những người gặp tai biến đã được phẫu thuật bởi một bác sĩ khác ở một cơ sở thứ hai, điều mà BS Gupta cho là bằng chứng cho thấy ông vô tội.

Chính quyền bang Chhattisgarh, một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ, đã cấm những thuốc được dùng tại cơ sở triệt sản của BS Gupta, bao gồm một số nhãn hiệu thuốc ciprofloxacin và ibuprofen do Ấn Độ sản xuất.

“Chủ của các công ty chịu trách nhiệm bán thuốc đang bị thẩm vấn”, Thống đốc bang Raman Singh cho biết. “Tất cả sẽ được điều tra và chúng tôi đã đóng cửa các nhà máy của họ”.

Cơ quan y tế bang cho biết cảnh sát đã đột kích một công ty địa phương là Mahawar Pharma – nơi cung cấp thuốc kháng sinh. Giám đốc công ty, Sumit Mahawar, từ chối bình luận về việc này.

“Vụ việc bí ẩn”

Một trong 5 bác sĩ tiến hành khám nghiệm tử thi sau khi thảm kịch xảy ra hôm thứ Bảy tuần trước cho biết việc khám nghiệm không đưa ra được kết luận và đề nghị cần phân tích độc chất để làm sáng tỏ vấn đề.

“Đây là một vụ việc bí ẩn”, bác sĩ giấu tên này nói. “Nó có thể là ngộ độc thuốc, nhiễm trùng. Chúng tôi tin rằng đã có sai sót nhưng đây thuần túy chỉ là sự cố”.

Ấn Độ đứng đầu thế giới về triệt sản nữ, và các nỗ lực để kiềm chế sự gia tăng dân số từng bị mô tả là “hà khắc” nhất sau Trung Quốc. Tỷ lệ sinh đã giảm trong những thập kỷ gần đây, nhưng tốc độ tăng dân số vẫn ở mức nhanh nhất thế giới.

Với hơn 4 triệu ca triệu sản mỗi năm, một hệ thống định mức đã khuyết khích các quan chức và bác sĩ làm tắt. Nhiều tổ chức nhân quyền cho rằng chương trình triệt sản của Ấn Độ là “cưỡng bức” vì những phụ nữ ít học thường được cho tiền đề phẫu thuật mà không biết hết những nguy cơ.

Các quan chức chính quyền bang điều hành chương trình bị sức ép phải hoàn thành chỉ tiêu. Lalit Mohan Pant, một phẫu thuật viên, tự nhận đã tiến hành nhiều ca triệt sản nhất thế giới, biện minh rằng việc sử dụng chỉ tiêu là cần thiết để thúc đẩy các nhân viên chính quyền.

BS Pant, sống ở miền trung Ấn Độ, giữ kỷ lục triệt sản cho 816 người chỉ trong một ngày và cho biết ông đã triệt sản cho tổng cộng hơn 330.000 bệnh nhân, giúp Ấn Độ - theo ước tính của ông - không có thêm gần 1 triệu người. “Tôi đang làm công việc của Chúa trời”, Pant phát biểu với các nhà báo.

Cẩm Tú

Theo Asiaone



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags: Tám Cùng Chị Em bạn nữ vòng từ Nghi phụ thuốc vụ sản triệt

Tin đọc nhiều nhất