Trong 3 loại thủy hải sản phổ biến này, nó được mệnh danh là “căn cứ địa” của ký sinh trùng, nên ăn ít

 

Nếu ăn phải thực phẩm chứa ký sinh trùng, nó không chỉ gây ngộ độc mà thậm chí còn dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là 3 loại hải sản và thủy sản được mệnh danh là “căn cứ địa” của ký sinh trùng, không nên ăn nhiều.

Tôm hùm

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, loại hải sản chưa nhiều ký sinh trùng

Tôm hùm là món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây được coi là “nơi cư trú” của vô số loại giun, sán ký sinh, đặc biệt là loại giun Paragonimus Westermani. Tôm, cua, tôm hùm là vật chủ trung gian của loại ký sinh này. Nếu bạn ăn sống hay ăn chưa được chế biến chín kỹ sẽ rất dễ mắc bệnh Paragonimiasis.

Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện như đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn là chảy máu ở vùng phổi. Do đó, bạn cần chế biến tôm hùm thật kỹ và không ăn vùng vỏ bên ngoài.

Sashimi

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, loại hải sản chưa nhiều ký sinh trùng

Sashimi là một món ăn ngon truyền thống của Nhật Bản và được mọi người yêu thích trong những năm gần đây, nhưng món sashimi chúng ta ăn khác với món ăn địa phương của người Nhật. Người Nhật thường ăn tiệt trùng ở nhiệt độ thấp trước theo các quy định của EU yêu cầu phải được làm lạnh ở nhiệt độ dưới -20 độ C, trong hơn 24 giờ trước khi được đem ra ăn sống. Nhưng chúng ta hiếm khi ăn sashimi đã được tiêu diệt ký sinh trùng như vậy, nếu không đạt được điều này thì sashimi sẽ có một số lượng lớn ký sinh trùng, đặc biệt là sán lá đơn, khi ăn vào cơ thể sẽ tạo áp lực cho gan và ảnh hưởng đến quá trình giải độc của cơ thể.

Lươn

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, loại hải sản chưa nhiều ký sinh trùng

Lươn là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên nếu bạn không nấu chín kỹ (chẳng hạn như ăn lẩu, chỉ nhúng sơ qua) thì đây chính là món ăn gây ra nhiều ký sinh trùng vào cơ thể.

Do đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến cho lươn bị nhiễm ký sinh trùng.

Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Lươn được xem là loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn.

Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa.

Lưu ý khi nấu món này phải thật chín kỹ, nhiệt độ đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4-5 phút mới có thể ăn.