Trầm cảm học đường - áp lực do đâu?

Trầm cảm tuổi học đường không còn là một vấn nạn mới mẻ tại Việt Nam. Các vụ việc thương tâm gây ra bởi trầm cảm tuổi học đường luôn khiến nhiều chúng ta không thể kìm lòng.

Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8-29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần nói chung. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về tâm lí. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

Đặc biệt thời gian gần đây, các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trầm cảm trẻ tuổi, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay.

Gần nhất, chỉ trong ngày 1.4, cả dư luận xôn xao vì tin tức hai vụ học sinh tự tử: Một là nữ sinh học lớp 8 ở Bắc Ninh, hai là một nam sinh lớp 10 ở Hà Nội. Đáng nói, cả hai học sinh đều đã có ý định tự tử từ trước, để lại cả thư tuyệt mệnh và kỉ vật.

Vậy áp lực từ đâu?

Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, xã hội.

Áp lực học tập

Có thể nói, ngày nay, khối lượng bài học của học sinh Việt Nam gia tăng rất nhiều, đặc biệt là vào mùa thi cử. Đa phần, gia đình và thầy cô kì vọng quá nhiều vào con mình, điều này khiến con trở nên áp lực, bế tắc nên đâm ra cảm giác chán nản, tiêu cực.

Thiếu sự quan tâm của gia đình, bạn bè

Bên cạnh việc cha mẹ gây áp lực cho con, lại có phụ huynh thiếu sự quan tâm sâu sát đến chuyện học tập của con mình. Cảm thấy bị bỏ rơi, học sinh trở cảm thấy lạc lõng và dễ rơi vào trầm cảm.

Yếu tố tâm lý - xã hội

Trầm cảm học đường có thể là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến yếu tố tâm lí xã hội. Đây còn là giai đoạn các em bước vào thời kỳ dậy thì nên tâm sinh lý ở khoảng thời gian này đang thay đổi và chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Vì vậy, học sinh dễ bị ảnh hưởng từ chính những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân.

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường không còn quá xa lạ. Việc nhiều bạn trẻ sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc những căn bệnh quái dị thường bị trêu trọc, tẩy chay, cô lập... chính là nguyên nhân "đáng sợ" dẫn đến trầm cảm tuổi học đường.

Thói quen sống thiếu lành mạnh

Ngoài ra, những thói quen sống không lành mạnh thường gặp phải ở lứa tuổi này như tập hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập luyện thể thao cũng có thể gây suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.

Chúng ta phải làm gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh trầm cảm tại khu vực Đông Nam Á, chỉ riêng Việt Nam có tới gần 800.000 người chết vì tự tử hàng năm. Trong đó, nhóm tuổi  gây tử vong hàng đầu là nằm trong khoảng 15 - 29 tuổi.

Lắng nghe và chia sẻ

Việc lắng nghe, chia sẻ, quan tâm sẽ giúp người khác giải tỏa được những khúc mắc trong lúc. Dù bạn đang ở cương vị nào, là thầy cô, cha mẹ, bạn bè cũng đừng làm lơ với những biểu hiện lạ thường của người thân. Những quan tâm nhỏ nhặt, những lời động viên an ủi sẽ giúp nạn nhân của trầm cảm học đường không bị cô độc.

Đừng nổi giận

Thay vì nổi giận, chúng ta hãy cố gắng bình tĩnh, tâm sự với với những người trầm cảm. Đặc biệt là cha mẹ đừng nên nổi giận với con mình. Tra tấn, bạo hành không phải là giải pháp, nó chỉ càng đẩy cao những áp lực của con.

Liệu pháp trị liệu tâm lí

Trị liệu tâm lý là một trong các phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn khi áp dụng cho chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm học đường nói riêng. Nếu thấy con mình có biểu hiệu bất thương, hãy tìm đến bác sĩ, họ sẽ biết cách để trò chuyện với con bạn.

Những triệu chứng thường gặp của trầm cảm học đường

 - Học sinh có cảm xúc buồn bã, suy tư, chán nản.

- Xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống.

- Mất dần hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, ngay cả những việc đã từng mơ ước và yêu thích trước đây.

- Khó tập trung, không hoàn thành được hầu hết các công việc, kể cả những việc đơn giản.

- Luôn cảm thấy tự ti về bản thân, thất vọng về chính mình.

- Ngại giao tiếp với những người xung quanh, tự cô lập bản thân.