Nuôi cấy thành công dương vật trong phòng thí nghiệm-Chăm sóc sức khỏe
Đầu năm nay, cũng chính nhóm nghiên cứu này đã công bố họ đã thành công trong việc nuôi cấy âm đạo trong phòng thí nghiệm và đã tiến hành cấy ghép trên 4 bệnh nhân nữ trẻ tuổi – những người mắc bệnh MRKH – một hội chứng di truyền hiếm gặp khiến cho âm đạo và tử cung chậm phát triển hoặc không có.
Được biết, dự án này được tài trợ bởi quân đội Mỹ với mục đích giúp đỡ những người lính bị thương tật trong chiến tranh.
Để loại trừ nguy cơ đào thải, dương vật thí nghiệm sẽ được nuôi cấy từ các tế bào của người cần cấy ghép. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ lấy các tế bào từ phần còn sót lại của dương vật của người bệnh và nuôi dưỡng các tế bào này trong môi trường thí nghiệm trong vòng 6 tuần. Để tạo thành cấu trúc cho dương vật mới, các nhà khoa học sẽ tiến hành loại bỏ các tế bào của người cho ở dương vật được hiến tặng. Sau đó, họ cấy các tế bào của người nhận vào dương vật mới.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công dương vật trong phòng thí nghiệm
Nhận xét về công trình nghiên cứu này, Asif Muneer – bác sĩ tư vấn giải phẫu đường tiết niệu đến từ Bệnh viện ĐH London (Anh) cho biết mặc dù đây là một bước tiến lớn trong việc điều trị nhưng ông vẫn tỏ ra lo ngại về việc liệu dương vật của người được cấy ghép có thể cương cứng một cách bình thường được hay không. Nếu không thể khôi phục được chức năng của dương vật thì việc cấy ghép chỉ có thể giải quyết được vấn đề thẩm mỹ.
Dương vật cương cứng khi máu được dẫn vào các khoang trong dương vật bởi một mạng lưới các mạch máu nhạy cảm. Vì vậy, nếu các mạch máu này bị tổn thương, sự cung cấp máu sẽ bị gián đoạn và từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật.