Không ăn dầu mỡ giúp giảm mức cholesterol trong máu?
Bác sĩ Janice Bissex, chuyên gia về dinh dưỡng tại Mỹ cho biết, chất béo cung cấp các axit béo cần thiết cho sức khỏe. Cụ thể, axit béo omega-3 tốt cho tim. Nếu cắt giảm dưỡng chất khỏi bữa ăn có thể gây hại trái tim, sức khỏe tổng thể, lâu dần khiến cơ thể thiếu chất. "Ngoài ra, khi nấu ăn, chất béo làm tăng thêm vị ngon", chuyên gia chia sẻ thêm.
Không nên loại bỏ dầu ăn trong bữa ăn mỗi ngày. Ảnh: Freepik
Để hạn chế mức cholesterol, mỗi người cần hạn chế ăn chất béo, nhưng không phải kiêng hoàn toàn. Mục tiêu giảm cholesterol là chọn đúng loại dầu, mỡ để chuẩn bị bữa ăn. Có 2 loại chất béo: chất béo tốt (chất béo không bão hòa), chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo đa lượng).
Chất béo không bão hòa: có tác dụng góp phần ngăn chặn sự tắc nghẽn động mạch gây cản trở dòng chảy của máu đến tim, não. Chất béo tìm thấy nhiều trong bơ, bơ thực vật, bơ mềm, dầu ăn thực vật, dầu ô liu, hạt cải, dầu mè, dầu bơ, dầu từ các loại hạt như: hạt hướng dương, hạt lanh.Chất béo bão hòa: có thể làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, phổ biến trong các loại thịt béo, thực phẩm như bơ, pho mát, dầu dừa...
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dù sử dụng loại chất béo nào, mỗi người cũng nên dung nạp với lượng vừa phải. Việc lạm dụng sẽ góp phần tăng cholesterol, tăng calo. Lượng calo không cần thiết có thể khiến bạn thừa cân, gián tiếp tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo bác sĩ Jackie Newgent, chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ, nếu bạn có vấn đề về tim mạch hoặc cần giảm mức cholesterol trong máu thì nên ưu tiên sử dụng những loại dầu đa năng giàu chất béo không bão hòa có thể chịu được nhiệt độ nấu ăn cao. Ví dụ như: dầu thực vật, dầu hạt cải, dầu bơ...
Bên cạnh bí quyết chọn dầu ăn, cách sử dụng cũng quyết định đến mục tiêu giảm cholesterol. Mỗi người có thể giảm lượng dầu mỡ khi nấu nếu ưu tiên luộc, hấp thay vì chế biến chiên, xào.
Hà Phượng (Theo Web MD)
Tags: dầu ăn dầu mỡ cholesterol chất béo