Gặp cô giáo đi vận động khai sinh cho từng đứa trẻ đồng bào Rục

Lúc mới lên, cô Liên và một số thầy cô khác đi sâu vào tận trong bản để vận động phụ huynh cho con đến trường. Nhưng vì lúc đó họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên công tác vận động gặp không ít khó khăn. “Để các em được đến trường, chúng tôi phải vào từng nhà, vận động từ già làng, trưởng bản rồi đến từng hộ dân. Tuy nhiên, ban đầu hầu hết họ không đồng ý cho con đi học, nhiều người còn bảo con tôi chứ có phải con cô đâu mà cho đi học, nhiều người lại còn nói học làm sao no cái bụng được”, cô Liên nhớ lại.

Mưa dầm thấm lâu, lúc đầu chỉ có một vài hộ đồng ý cho con đi học, nhưng sau ngày khai trường có rất đông phụ huynh đã chủ động đưa con tới trường xin học. Thấy trẻ đến trường đông, cô Liên mừng lắm, nhưng lúc đó điều khó khăn nhất là làm sao để phân loại độ tuổi của trẻ để vào lớp nào cho đúng độ tuổi, bởi trong số đó chỉ có vài em có giấy khai sinh.

Vận động dân bản cho con đi học đã khó, bây giờ không biết phân trẻ vào lớp nào cho đúng lại khó khăn hơn, giờ mà cho tất cả vào cùng học lớp Mần non để năm sau lên lớp Mẫu giáo nhỡ, rồi năm sau nữa lại cho nó học lên lớp Mẫu giáo lớn thì không đúng với quy định ngành.

Để giải quyết bài toán này, cô Liên lại phải đến gõ cửa từng nhà để hướng dẫn cho các hộ đi khai sinh cho con để từ đó có cơ sở phân lớp phù hợp với từng lứa tuổi. Và cho đến bây giờ 100% trẻ con của đồng bào Rục từ 3 - 5 tuổi đã có giấy khai sinh và được đến trường đúng độ tuổi.

Nói về nghị lực và thành tích đáng nể phục của cô Liên, bà Đinh Thị Thanh Hương, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Minh Hóa đánh giá: “Mặc dù là một đơn vị nghèo, khó khăn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, đặc biệt học sinh ở đó chủ yếu là con em dân tộc thiểu số (Rục, Sách - PV), nhưng cô Liên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sự nghiệp giáo dục, vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp ban ngành. Cô Liên như là “người mẹ hiền” gieo ước mơ con chữ với mong muôn thoát nghèo cho các em học sinh nơi các bản làng xa xôi của đồng bào Rục”.

Chia tay các em học sinh Trường Mầm non số 2 Thượng Hóa ra về mà lòng chúng tôi không khỏi xúc động về những cống hiến thầm lặng của các thầy cô và đặc biệt là cô Liên, người đã không quản ngại khó khăn để ngày đêm gieo từng con chữ cho biết bao lớp trẻ ở đồng bào Rục.

Xem thêm :giáo dục Việt Nam, học sinh, khai sinh, kim liên, quảng bình, công đoàn, trường mầm, tâm sự, đồng bào, dân tộc thiểu số,


Powered By WizardRSS.com | Credit Card Holder | Full Text RSS Feed

Tags: sinh vẫn động tung báo trẻ gặp dưa rực giáo Giáo Dục khai

Tin đọc nhiều nhất