Bệnh nhân viêm mũi, bác sĩ kê toa... loét dạ dày-Chăm sóc sức khỏe

Bệnh nhân viêm mũi, bác sĩ kê toa... loét dạ dày - 1

Theo chị Nhung, chị tiếp tục được đưa qua một bác sĩ khác để kê toa. Trong toa thuốc, bác sĩ chẩn đoán “viêm họng/GERD” và kê 6 loại thuốc, chị mua ở nhà thuốc bệnh viện hết hơn 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, khi về nhà, đọc hướng dẫn sử dụng từng loại thuốc, chị Nhung mới phát hoảng vì có những thuốc điều trị các triệu chứng không xảy ra với chị. “Tôi đâu có viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi mà bác sĩ cho thuốc Delopedil 5mg? Tôi cũng không bị loét dạ dày tá tràng lành tính hay trào ngược dạ dày - thực quản nặng mà lại cho uống Mufmix 40mg? Tôi cũng không sốt hay đau gì mà cho Panadol 500mg?” - chị bất bình. Càng hoảng hơn, chị đang nuôi con nhỏ chỉ mới hơn 5 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng một số loại thuốc kể trên ghi rõ phải thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. “Sợ quá, tôi không dám uống thuốc, và vài hôm sau, tôi cũng tự dưng thấy hết sưng trong họng” - chị cho biết.

Trao đổi với PV ngày 21.10, bác sĩ Lê Trần Quang Minh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM- cho rằng, việc bác sĩ kê thuốc thuộc loại “thận trọng với phụ nữ đang cho con bú” như trường hợp chị Nhung là do thiếu thông tin 2 chiều giữa người bệnh và bác sĩ. “Nói lỗi của ai thì hơi khó. Bệnh nhân nên cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin” - ông nói.

Về thời gian điều trị 14 ngày, theo khoa dược, có thể do nhu cầu của bệnh nhân ở xa hoặc tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ cho thuốc dài ngày. Toa thông thường chỉ từ 7-10 ngày và không có toa nào được quá 3 tuần hoặc 1 tháng. Tuy nhiên, chị Nhung phản bác, chị không thuộc “diện” ở xa và tình trạng bệnh cũng nhẹ.



Powered By WizardRSS.com | Full Text RSS Feed | Amazon Wordpress | rfid blocking wallet sleeves
Cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình!

Tags: Tám Cùng Chị Em nhăn bệnh khoe đà sức Bắc tòa Sốc viêm mũi loẹt dàyChăm

Tin đọc nhiều nhất