Bác sĩ chia sẻ dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu kẽm

Vai trò của kẽm đối với cơ thể trẻ

- Giúp tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ;

- Là yếu tố enzym xúc tác các phản ứng tổng hợp hình thành cấu trúc cơ thể, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả về thể chất và trí tuệ;

- Tăng cảm giác ngon miệng, giúp bé kích thích ăn ngon hơn;

- Kẽm giúp các tế bào thần kinh phát triển và trao đổi chất tốt, giúp phát triển trí tuệ toàn diện;

- Giúp tăng sức đề kháng của con, kẽm là yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con;

- Giúp hồi phục khứu giác, vị giác, giúp con bú tốt và ăn uống nhiều hơn;

- Giúp chữa lành những tổn thương;

- Đóng vai trò quan trọng giảm đi ngoài ở trẻ đang tiêu chảy, giúp hồi phục niêm mạc tiêu hóa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu kẽm

- Đề kháng của trẻ yếu, thường hay ốm không rõ nguyên nhân;

- Bé chậm lớn so với các con cùng lứa tuổi, bé giảm cân không rõ căn nguyên, bé chán ăn, biếng ăn, thấp còi suy dinh dưỡng;

- Ảnh hưởng trí nhớ và nhận thức: Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, đóng vai trò quan trọng trong học tập và ghi nhớ. Thiếu kẽm làm cản trở khả năng nhận thức và gây tổn thương thần kinh, thậm chí có thể gây chứng khó đọc;

- Suy giảm sức đề kháng: Kẽm là thành phần thiết yếu giúp duy trì chức năng hệ miễn dịch. Trẻ thiếu kẽm dễ bị nhiễm trùng như viêm họng, cảm cúm, tiêu chảy… tái đi tái lại nhiều lần;

- Tổn thương da, tóc: Trẻ thiếu kẽm có thể bị khô da, viêm da, bong da, dày sừng, nổi mụn, tóc dễ gãy rụng;

- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ ngủ ít, ngủ không ngon giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, hay khóc về đêm;

- Thường bong da tay, các vết thương lâu liền;

- Giảm vị giác và khứu giác;

- Đi ngoài (phụ huynh nên cho con sử dụng men tiêu hóa và bổ sung kẽm): Thiếu kẽm giảm các men đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, con thường đi ngoài;